Collagen – những điều cần biết

Khi nhắc đến thần dược của sắc đẹp, đặc biệt là làn da thì chắc rằng mọi người sẽ nghĩ ngay đến Collagen. Bởi đây là hoạt chất làm đẹp được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay từ mỹ phẩm cho đến thực phẩm bổ sung. Vậy Collagen là gì, vì sao nó lại có tác dụng thần kỳ đến vậy, cách bổ sung Collagen như thế nào là hiệu quả.

Collagen là gì?

Collagen là cấu trúc chính protein trong không gian ngoại bào của nhiều mô liên kết của cơ thể. Chiếm khoảng 1/3 tổng lượng protein cơ thể và đến 70% cấu trúc da, collagen là thành phần chính của mô liên kết. Collagen phân bố chủ yếu ở lớp hạ bì với chức năng chính là kết nối các mô trong cơ thể, kích thích quá trình trao đổi chất. Trong hầu hết các collagens, các phân tử được đóng xoắn với nhau để tạo thành các sợi nhỏ dài và mỏng mang lại cho da sức căng và độ đàn hồi.

Các collagens trong cơ thể con người rất mạnh mẽ và linh hoạt. Có ít nhất 16 loại collagen khác nhau có cấu trúc và chức năng khác nhau nhưng 80 đến 90% là collagen loại 1, 2 và 3.

Riêng với làn da thì Collagen được xem như 1 chất keo kết nối các tế bào dưới da nên không ngạc nhiên khi Collagen là một trong những yếu tố quyết định độ săn chắc, sự mịn màng của da.

Tuy nhiên, theo quá trình lão hóa của thời gian, theo nghiên cứu hàng năm có từ 1-1,5% lượng Collagen bị mất đi, lượng Collagen còn lại do cơ thể chuyển hóa theo thời gian không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của các tế bào, nhất là tế bào da, từ đó dẫn đến tình trạng hoạt động của các cơ bị suy yếu, độ căng mịn giảm hẳn, các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, vết chân chim, da sạm màu bắt đầu xuất hiện, da cũng chảy xệ và dễ tổn thương hơn.

Collagen có những loại nào?

Thành phần của collagen có ít nhất 16 loại, trong đó có 4 loại chính là loại I, II, III và IV, gồm có:

  • Loại I: Loại I chiếm 90% lượng collagen trong cơ thể và được cấu tạo từ các sợi dày đặc. Nó góp phần tạo nên cấu trúc da, xương, gân, sụn sợi, mô liên kết và răng.
  • Loại II: Loại II được tạo nên từ các sợi lỏng lẻo hơn và được tìm thấy trong sụn đàn hồi, đệm khớp.
  • Loại III: Loại III hỗ trợ cấu trúc khối cơ bắp, cơ quan và động mạch.
  • Loại IV: Loại IV hỗ trợ thanh lọc và được tìm thấy trong các lớp da.

Vai trò của Collagen là gì?

Collagen được sản xuất ra bởi các tế bào khác nhau, nhưng chủ yếu là các tế bào mô liên kết được tìm thấy trong phức hợp ngoại bào. Đây là một mạng lưới phức tạp của các đại phân tử xác định tính chất vật lý của các mô cơ thể.

Trong lớp hạ bì, hoặc trung bì, collagen giúp hình thành một mạng lưới nguyên bào sợi giúp các tế bào mới có thể phát triển. Collagen cũng đóng một vai trò trong việc thay thế và phục hồi các tế bào da chết.

Một số collagen hoạt động như lớp vỏ bảo vệ cho các cơ quan trọng yếu trong cơ thể, chẳng hạn như thận.

Ở người lớn tuổi, cơ thể sản xuất ít collagen. Tính toàn vẹn cấu trúc của da suy giảm. Hình thành nếp nhăn, đồng thời sụn khớp yếu đi. Ở phụ nữ có sự suy giảm đáng kể tổng hợp collagen sau khi mãn kinh. Ở tuổi 60, sự sụt giảm đáng kể trong sản xuất collagen là bình thường.

Điểm qua một số tác dụng cơ bản của Collagen với cơ thể:

Với mạch máu: Tác dụng của Collagen là hợp chất sản sinh ra mạch máu, giúp đề phòng xơ cứng động mạch và chứng cao huyết áp. Collagen đặc biệt có vai trò rất quan trọng với những người bị xơ cứng động mạch não hoặc nhồi máu cơ tim.

Với mắt: Collagen dạng kết tinh tồn tại nhiều trong giác mạc và thủy tinh thể. Khi tuổi tăng cao thì lượng Collagen sụt giảm làm giác mạc hoạt động kém, ảnh hưởng thủy lực và làm cho thủy tinh thể mờ đi do chất Amino bị lão hóa.

Với xương: Ngoài canxi, Collagen là thành phần quan trọng trong cấu tạo của xương. Nó đóng vai trò các sợi liên kết khung xương với nhau. Khi Collagen suy yếu sẽ giảm tính đàn hồi và dẻo dai của xương. Do đó, việc bổ sung Collagen còn được xem như một cách giúp xương chắc khỏe và phòng bệnh loãng xương.

Với sụn: Collagen chiếm tới 50% trong cơ cấu thành phần sụn. Nếu như thiếu Collagen khiến độ ma sát giữa các khớp xương lớn hơn, gây biến dạng xương. Ngoài việc ngăn ngừa và giảm thiểu các bệnh liên quan đến xương thì Collagen còn giúp phòng chống các bệnh như đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm.

Với tóc và móng chân – tay: Tác dụng của Collagen là cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ hoạt động của chất sừng. Cho nên, việc bổ sung uống Collagen giúp cho tóc và móng chân, móng tay chắc khỏe, giúp tóc bóng mượt, bớt rụng.

Với hệ miễn dịch và não bộ: Tác dụng của Collagen là khả năng hỗ trợ hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong hệ miễn dịch. Ngoài ra thì Collagen còn có tác dụng tăng cường hoạt động của não.

+ Với da: collagen là thành phần vô cùng quan trọng đối với làn da, chính vì thế, các chuyên gia luôn lưu ý bạn phải bổ sung collagen đầy đủ để có được làn da mịn màng.

Vì collagen có vai trò tạo nên mối liên kết giữa các mô và các tế bào từ đó góp phần ổn định cấu trúc của làn da, giúp làn da phục hồi nhanh chóng sau tổn thương, tái tạo độ đàn hồi hiệu quả.

Da mặt của chúng ta có thể giãn ra rất nhiều khi thường xuyên biểu cảm như cười, nhăn mặt, nheo mắt… khi còn trẻ, da mặt còn có khả năng đàn hồi, chính vì thế mà những nếp nhăn ít xuất hiện hơn, tuy nhiên, chỉ cần bước sang tuổi 25, bạn sẽ dần nhận thấy những dấu hiệu này, đặc biệt là ở khóe mắt, trán…  đây chính là lý do vì sao chúng ta cần bổ sung collagen đầy đủ cho làn da.

Ngăn ngừa mất collagen

Liệu pháp laser có thể giúp điều trị các vết rạn da, vì nó có thể kích thích sự phát triển của collagen, elastin và melanin. Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cơ thể sản xuất collagen. Các chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ sự sản xuất collagen bao gồm:

  • Proline: Trong lòng trắng trứng, thịt, phô mai, đậu nành và bắp cải.
  • Anthocyanidin: Trong quả việt quất, anh đào và quả mâm xôi.
  • Vitamin C: Trong cam, dâu tây, ớt và bông cải xanh…
  • Đồng: Trong động vật có vỏ, các loại hạt, thịt đỏ…
  • Vitamin A: Có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và trong thực phẩm thực vật dưới dạng beta-carotene.

Các tác nhân gây tổn thương collagen?

Một số tác nhân có thể làm cạn kiệt lượng collagen trong cơ thể. Việc bảo vệ cơ thể khỏi chúng có thể giúp cho làn da duy trì sự khỏe mạnh lâu hơn.

  • Ăn quá nhiều đường: Chế độ ăn nhiều đường làm tăng tỷ lệ glycation – quá trình mà các phân tử đường trong máu bám chặt vào các với sợi protein collagen và elastin. Nó sẽ tấn công và làm cho các protein này kém co giãn và dễ gãy hơn để tạo thành các phân tử mới gọi là Advanced Glycation End (AGEs). AGEs làm tổn thương các protein gần đó và có thể làm cho collagen khô, giòn và yếu.

  • Hút thuốc: Nhiều hóa chất có trong khói thuốc lá làm tổn thương cả collagen và elastin trong da. Nicotine cũng thu hẹp các mạch máu ở các lớp ngoài của da. Điều này làm tổn hại sức khỏe của da bằng do sự suy giảm của chất dinh dưỡng và oxy cung cấp cho da.

  • Ánh sáng mặt trời: Tia cực tím trong ánh sáng mặt trời khiến collagen bị phá hủy nhanh hơn, làm hỏng các sợi collagen và khiến elastin tập trung bất thường. Các tia UV trong ánh sáng mặt trời làm tổn thương collagen trong lớp hạ bì và làm rối loạn quá trình tái tạo da dẫn đến hình thành các nếp nhăn.

  • Rối loạn tự miễn dịch: Một số rối loạn tự miễn gây ra kháng thể nhắm mục tiêu collagen. Sự thay đổi di truyền có thể ảnh hưởng đến ma trận ngoại bào. Collagen được sản xuất có thể thấp hơn, bị rối loạn chức năng hoặc tạo ra các thể collagen đột biến.
  • Quá trình lão hóa khiến nồng độ collagen bị suy giảm một cách tự nhiên theo thời gian và không có cách nào để ngăn chặn điều này.

Tránh thuốc lá và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức và tuân theo chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm lão hóa rõ rệt và bảo vệ collagen, giữ cho da, xương, cơ và khớp khỏe mạnh lâu hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *