Phân Biệt Nám Mảng, Nám Chân Sâu Và Cách Chăm Sóc Da Bị Nám

I – Phân biệt các loại nám da

Sau tuổi 30, dấu hiệu lão hóa, nám da thường xuất hiện ở nhiều chị em phụ nữ. Có rất nhiều loại nám khác nhau như: nám mảng, nám chân sâu, nám hỗn hợp, … Trong đó, nám chân sâu sẽ gặp  khó khăn trong việc điều trị hơn các loại nám thông thường khác.

➣ Tại sao lại gọi là nám chân sâu?

Nám chân sâu còn được gọi là nám chân đinh, nám đốm có chân rễ bám sâu ở dưới lớp biểu bì da, kích thước hai bên đối xứng nhau.

Do tác động bởi nhiều yếu tố, sắc tố melanin trong cơ thể được sản sinh sẽ dẫn đến tình trạng làm nám da mặt. Nám chân sâu sẽ hiện trên khuôn mặt khá rõ bởi diện tích lớn hơn các loại nám khác do melanin được sản sinh quá nhiều.

Nám chân sâu
Nám chân sâu

➣ Nám chân sâu là gì?

Nám chân sâu rất dễ nhầm lẫn với những nám thông thường khác. Điều này kéo theo việc điều trị sai cách, không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Biểu hiện nhận biết của nám sâu:

– Xuất hiện vết sẫm có màu nâu, xám, nâu đen trên da

– Hình thành tách rời nhau chứ không tập trung thành cụm

– Vết nám có kích thước to, rõ nét

– Xuất hiện nhiều tại gò má, mũi, trán và cả vùng cổ

-Vùng da có nám thường khô

-Vết nám sẽ đậm màu theo thời gian, nhất là khi đi nắng hoặc dùng nhiều thiết bị điện tử.

➣ So sánh Da Nám Mảng và Nám Chân Sâu:

Nám mảng được hình thành do các tế bào melanocyte đưa hắc sắc tố melamin lên trên lớp biểu bì vào trong lớp tế bào sừng từ đó gây ra nám mảng. Các hắc sắc tố sẽ ngày càng lan rộng do sự tiếp xúc của da với ánh nắng mặt trời. Qua thời gian dài nám sẽ lan ra càng rộng và màu cũng đậm hơn.

 Hình. Nhận diện nám mảng
 Nhận diện nám mảng

Nám chân sâu do các tế bào melanocyte đẩy hắc sắc tố melamin lên trên rồi rơi xuống trung bì tạo thành chân của nám chân sâu, từ đó xuất hiện những đốm đen sẫm màu trên bề mặt da. Qua thời gian các tác động của môi trường tác động lên da làm các hắc sắc tố melanin sản sinh cần nhiều làm chân nám đã hình thành sâu ở dưới da rồi.

II – Nguyên nhân da bị nám

Có nhiều yếu tố hình thành nám chân sâu, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và có cách phòng tránh. Theo các chuyên gia Da liễu, các nguyên nhân chủ yếu gây ra nám chân sâu:

  1. Quá trình lão hóa nám da và di truyền

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, sau độ tuổi 30, da bắt đầu bị lão hóa, nám da và đặc biệt, tuổi càng cao thì da dễ bị nám hơn.

Di truyền từ những người đời trước trong gia đình thì đời sau có nguy cơ bị nám rất cao.

  1. Tác hại của ánh nắng mặt trời

Tia UV là tác nhân hàng đầu gây hại tối cấu trúc collagen và gây hại cho biểu bì da. Đặc biệt, tia UV trong ánh nắng mặt trời cũng khiến các hắc sắc tố melanin trên da phát triển mạnh hơn, khiến nám sâu trở nên nặng hơn.

Hình. Minh họa da nám nắng
 Minh họa da nám nắng

 

  1. Do mất cân bằng nội tiết tố

Sử dụng thuốc tránh thai, kháng sinh, thay đổi nội tiết tố thai kỳ,… đều có thể gây tình trạng thay đổi nội tiết tố. Điều này cũng có thể là tác nhân gây tàn nhang da

  Hình. Minh họa da nám nội tiết
 Minh họa da nám nội tiết

 

  1. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Chế độ ăn uống chưa hợp lý là tác nhân hàng đầu gây rối loạn trao đổi chất. Đặc biệt, sự dư thừa acid sẽ tác động tới sự phát triển melanin, làm da nám nghiêm trọng hơn.

  1. Căng thẳng kéo dài

Căng thẳng, stress liên tục có thể khiến cơ thể bị rối loạn nội tiết, bài tiết da bị ảnh hưởng. Theo thống kê, những người bị stress nhiều chiếm tỉ lệ bị nám cao hơn rất nhiều so với người bình thường. 

III – Cách chăm sóc da bị nám

Mặc dù là vấn đề ngoài da nhưng nám da có cơ chế bệnh sinh khá phức tạp và rất khó điều trị hoàn toàn. Vì vậy, cần phối hợp điều trị nám tại các phòng khám và cơ sở thẫm mỹ có đủ chuyên môn, máy móc hiện đại, thiết bị được đảm bảo khử trùng an toàn và cách chăm sóc khoa học, kết hợp với lối sống lành mạnh để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.

Một số sản phẩm gợi ý:

1.Paula’s Choice – RESIST C15 Super Booste

2.Paula’s Choice – Clinical 1% Retinol Treatment

3.Paula’s Choice – SKIN PERFECTING 8% AHA Lotion

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *