Phân biệt da nhạy cảm và da bị dị ứng

Da nhạy cảm là gì?

Da nhạy cảm là loại da được xếp vào dạng khó chăm sóc nhất. Da nhạy cảm – khi lớp màng lipit (hay còn gọi là lớp màng bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường) bị suy yếu và làm việc kém hiệu quả. Do sự tác động từ các yếu tố từ môi trường bên ngoài sẽ dễ dàng khiến da bị kích ứng hơn hẳn so với các loại da khác. Da nhạy cảm cực kỳ nhạy cảm với cồn và hương liệu nên để tìm được một loại sản phẩm chăm sóc da phù hợp là vô cùng khó.

Da dị ứng là da như thế nào?

Nhiều người nhầm lẫn giữa làn da dị ứng và da nhạy cảm. Mặc dù khi da bị dị ứng có thể sẽ phát sinh một số dấu hiệu giống da nhạy cảm. Tuy nhiên, đây vẫn là loại da bình thường. Có thể là da khô, có thể là da hỗn hợp hay da mụn. Khi gặp một chất hóa học quá mạnh hay loại thực phẩm có chứa chất bài xích với cơ thể. Khi chất này tồn tại trên da hay trong cơ thể, các tế bào trong da sẽ phản ứng mạnh mẽ cho thấy cơ thể bạn không hợp với chất này. Và biểu hiện ra bên ngoài. Lúc này, việc bạn cần làm là hãy tránh xa chúng.

Dấu hiệu nhận biết

Một vài dấu hiệu giúp bạn nhận ra đâu là da dị ứng, đâu là da nhạy cảm
Với da nhạy cảm:
Nếu làn da của bạn khô, bong tróc, hoặc bị kích ứng thời gian gần đây, rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy bạn có làn da nhạy cảm. Một vài biểu hiện của làn da nhạy cảm dưới đây, nếu bắt gặp bạn đừng bỡ ngỡ nhé:
• Da luôn cảm thấy ngứa, châm chít khó chịu.
• Thường xuyên nổi mẩn đỏ, ửng đỏ.
• Da khô, căng hai bên gò má, có dấu hiệu bong tróc.
• Nổi nhiều mụn, có thể là mụn ẩn, mụn liti hay mụn viêm…
• Thời tiết thay đổi thì da cũng thay đổi theo.
• Bề mặt da rất mỏng, có thể thấy các sợi máu hằn lên da.
Bạn đừng bao giờ nản chí hay mất niềm tin vào việc chăm sóc làn da nhạy cảm. Không phải tất cả da nhạy cảm đều có cấu tạo giống nhau, vì vậy quy trình chăm sóc da hằng ngày của bạn nên dựa trên chẩn đoán của Sensitest, nhưng dưới đây là một vài lời khuyên chung dành cho bạn:
• Hạn chế các loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến làn da như: đồ uống có cồn, ngồi lâu với máy điều hòa…
• Không dùng các loại sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh như xà phòng, sữa rửa mặt tạo bọt, đặc biệt với làn da nhạy cảm nên dùng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, nước tẩy trang.
• Bổ sung lipid cho bề mặt da để khôi phục lại màng hydrolipidic bằng cánh sử dụng kem dưỡng ẩm dành cho da nhạy cảm.
Với làn da dị ứng:
Giống như việc bị dị ứng thì một số người có thể bị kích ứng bởi một chất hoặc một thành phần nào đó, một số người thì lại không. Việc kích ứng có thể diễn ra ngay sau khi tiếp xúc với chất kích ứng đặc biệt nghiêm trọng, hoặc xảy ra từ từ sau nhiều lần tiếp xúc.
  • Phát ban. Còn được gọi là mày đay, nổi mề đay là những người có xu hướng phát triển ở các lớp bề ngoài của da do hệ thống miễn dịch bị kích hoạt và giải phóng histamine pesky đó.
  • Phù mạch. Phù mạch là rất giống với phát ban, nhưng sưng phát triển sâu bên dưới da, thay vì trên đầu trang của nó. Có thể trải qua cả phù mạch và phát ban cùng một lúc.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng. Tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng gây ra phản ứng này. Nếu bạn đã từng trải qua một trường hợp độc hại thường xuyên như làm ở nhà máy hóa chất,các nhà máy thường phải tiếp xúc với khí không tốt cho sức khỏe bạn có thể bị phát ban sưng đỏ, hoặc nó có thể ngứa, hoặc có vảy hoặc tất cả những điều trên.

Viêm da dị ứng, còn được gọi là bệnh chàm, là một loại phản ứng dị ứng thường gặp khác. Tuy nhiên, không giống như các loại phản ứng dị ứng khác như phát ban, nó không phải do phản ứng histamine gây ra. Trong thực tế, nguyên nhân chính xác vẫn chưa rõ ràng, mặc dù nó thường liên quan đến sự hiện diện của bệnh hen suyễn hoặc dị ứng thực phẩm. Bất kể nguyên nhân, nó có thể làm cho làn da của bạn bị ngứa và khô, và nếu bạn gãi nó, nó có thể bị nhiễm trùng, chất lỏng khóc mà khô vào lớp vỏ.

Chăm sóc da như thế nào khi bị dị ứng – kích ứng?

Khi gặp phải hai vấn đề trên thì làn da sẽ trở nên nóng rát. Lúc này bạn cần thực hiện ngay 3 bước sau:
 Rửa sạch ngay lớp mỹ phẩm đang dùng bằng nước lạnh, có thể xông mặt thì càng tốt.
• Dùng khăn xô quấn một vài viên đá lạnh và lăn đều trên da một cách nhẹ nhàng.
• Rửa mặt lại bằng sữa tươi không đường thay cho sữa rửa mặt.
Bạn sẽ nhận biết rất rõ da bị dị ứng với thành phần nào có trong mỹ phẩm, trong thuốc hoặc thực phẩm nào sẽ gây kích ứng cho cơ thể và da. Hãy bật chế độ “xa lánh” các loại thực phẩm đó. Bạn cũng nên test các sản phẩm trước khi sử dụng, để đảm bảo an toàn cho da.
Chăm sóc da nhạy cảm hay chăm sóc da bị dị ứng đều cần phải cẩn thận. Ngoài các bước và quy trình chăm sóc kể trên, môi trường sinh hoạt trong lành và sạch khuẩn cũng giúp làn da yếu ớt của bạn trở nên đầy năng lượng, tươi trẻ và có sức sống hơn.
Hiểu về da, phân biệt được làn da nhạy cảm và dị ứng để có thể có những biện pháp chăm sóc và bảo vệ một cách tốt nhất bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *