Phân biệt giữa da bị nám và tàn nhang

Nhiều người cho rằng nám và tàn nhang là một, nhưng thực ra hiện tượng xuất hiện vùng da đậm màu này có sự khác nhau. Học cách phân biệt nám và tàn nhang sẽ giúp việc điều trị triệt để dễ dàng hơn. 

Tổng hợp các điểm để phân biệt giữa nám và tàn nhang

Điểm chung

Điểm chung điển hình nhất khiến nhiều người không phân biệt được nám và tàn nhang là do đều là những vệt, những khoảng da đậm màu hơn vùng da khác xuất hiện.

Nám và tàn nhang khác nhau như thế nào?


Rất nhiều người nhầm lần giữa nám da và tàn nhang
Nhiều chị em phụ nữ vẫn luôn luôn nhầm lẫn giữa nám da và tàn nhang. Phần lớn các chị em cho rằng nám và tàn nhang là một hoặc không xác định được chính xác mình bị nám hay tàn nhang. Dưới đây là sự khác biệt giữa nám và tàn nhang mà các chị em nên biết:

Nguyên nhân

  • Nám da thường được xác định là do thay đổi nội tiết tố, hay gặp ở phụ nữ ngoài 30 tuổi, phụ nữ mang thai, sau khi sinh. Đến tuổi 40, do nội tiết giảm mạnh và gốc tự do tích tụ nhiều hơn, nám sẽ tăng nhanh từ độ tuổi này.
  • Tàn nhang thường xảy ra do di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt và sự thay đổi nội tiết tốt trong thời kỳ dậy thì.

Màu sắc

  • Nám có màu vàng, vàng sáng, vàng nâu, nâu đen.
  • Tàn nhang: Màu nâu sẫm, nâu nhạt, xám, đỏ, đen tùy thuộc vào từng loại da.

Hình dáng

  • Nám được chia thành hai loại: nám mảng và nám đốm. Nám mảng thường trải rộng hai bên má hoặc trán, có trường hợp mảng nám che kín cả khuôn mặt. Còn nám đốm thường xuất hiện ở hai bên gò má thành từng nốt như đầu que diêm, thường khá đậm và sâu hơn so với nám mảng.
  • Tàn nhang: được mô tả là những nốt nhỏ có đường kính từ 1-5mm, nhẵn, màu nâu sáng hoặc nâu sẫm, màu đỏ hoặc vàng tùy thuộc vào sắc tố da của mỗi người. Tàn nhang có dạng hình tròn to bằng đầu ghim, nằm riêng lẻ hoặc liên kết với nhau tạo thành từng mảng đốm, xuất hiện không đều
  • Nếu bạn bị tàn nhang thì sẽ thấy khi tiếp xúc với ánh nắng nhiều, những đốm tàn nhang sẽ sậm màu hơn, chính vì thế, vào mùa hè nhiều người sẽ khó che giấu được, bởi màu những vết tàn nhang sẽ càng rõ, đậm. Hơn nữa, những ai có làn da mỏng, trắng sáng dễ bị tàn nhang hơn bất kể bạn ở độ tuổi nào.

Độ tuổi xuất hiện

  • Nám:  Phụ nữ sau sinh và giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Tàn nhang:  Mọi lứa tuổi, cả giai đoạn dậy thì.

Diện tích

  • Nám: Nằm sâu trong da. Phân bố ở gò má, mũi, trán, cằm.
  • Tàn nhang: Chỉ nằm trên bề mặt da. Chủ yếu ở mũi, má hoặc có thể là khắp người.

Các loại nám da

– Nám đốm: là những vết nám có màu sẫm, kích thước to hơn đầu đũa, xuất hiện riêng lẻ từng đốm hay theo chùm. Nám đốm có chân nằm sâu dưới lớp hạ bì da.
Nám đốm là một loại nám khó chữa trị
– Nám mảng: là những mảng màu không đều nhau, hội tụ thành các mảng trên da mặt, màu sắc từ nhạt tới đậm. Chân của nám mảng ăn nông ở lớp thượng bì và lớp da ngoài cùng.
Nám mảng thường làm da mặt lão hóa và già nua
– Nám hỗn hợp: là sự kết hợp của nám mảng và nám đốm. Nám vừa xuất hiện theo từng mảng có màu sắc đậm hơn nám mảng thông thường vừa có các nám đốm đậm. Chân nám ăn sâu vào lớp hạ bì.
Nám hỗn hợp là loại nám nặng nhất

Các loại tàn nhang

– Ephelides: là những vết tàn nhang có màu nhạt (thường là màu xám nhạt, nâu nhạt). Chúng xuất hiện nhiều trên da vào mùa hè. Đến mùa đông thường nhạt dần. Đây là loại tàn nhang có tính di truyền, thường gặp ở người có da trắng.

Các Ephelides thường gặp ở trẻ em
– Lentigines: là những nốt tàn nhang có màu đậm (thường là màu nâu đen, đen). Chúng khác với các Ephelides là màu tối hơn và không mờ đi vào mùa đông. Lentigines có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi đặc biệt là những người có di truyền và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Các Letigines có thể gặp ở mọi lứa tuổi

Giải pháp trị nám da tàn nhang và phòng ngừa

  • Hạn chế sự tiếp xúc của ánh nắng mặt trời – nguyên nhân chính của hiện tượng tăng sắc tố
  • Tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Cố gắng sắp xếp các hoạt động ngoài trời vào các thời điểm khác trong ngày.
  • Sử dụng kem chống nắng thường xuyên, bôi kem trước 15 – 30 phút trước khi đi ra ngoài. Sử dụng kem chống nắng với một chỉ số che nắng (SPF) ít nhất là 30.
  • Để bảo vệ trước ánh mặt trời, hãy đội mũ rộng vành và đảm bảo tia nắng không tác động vào da mặt. Nên sử dụng cả quần áo được thiết kế để bảo vệ da, chống nắng.
  • Lưu ý trong ăn uống: cần tránh rượu, bia và các gia vị gây nóng. Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, chơi thể thao đều đặn và tránh nắng. Cần cải thiện chế độ dinh dưỡng bằng thực phẩm giàu các vitamin A, C, E, omega-3, selen để chống lão hóa da.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *