Phân biệt giữa mụn ẩn và mụn nấm men. Cách điều trị hiệu quả.

Nếu bạn là cô gái dành cả thanh xuân để trị mụn ở trán, lưng và ngực nhưng chữa hoài không khỏi thì rất có thể bạn đã bị mụn viêm nang lông do nấm. Đây là một chủng loại mụn khá khác biệt và khó đối phó mang tên mụn nấm. Loại mụn này không hẳn là mụn. Vì thế, bạn không thể điều trị và dưỡng da theo những phương pháp thông thường. 

1. Viêm nang lông (fungal acne) là gì?

Fungal acne (mụn nấm) có tên khoa học là Pityrosporum folliculitis hay Malassezia folliculitis. Mụn viêm được gây ra bởi nấm men Malassezia. Fungal acne thoạt nhìn thì rất giống mụn nội tiết khi chưa viêm hay mụn đầu trắng, nhưng cơ chế hoạt động của chúng thì hoàn toàn khác nhau. Loại nấm này tấn công vào lỗ chân lông và làm viêm các nang lông trên da của bạn. Các triệu chứng phổ biến thường gặp là nổi mụn sưng đỏ, viêm và ngứa da. Theo chuyên gia da liễu tại New York Joshua Zeichner, Malassezia có khả năng tồn tại trên da của mọi người. Tuy nhiên, một số tác động từ môi trường và nội tiết tố sẽ kích thích sự phát triển của nấm viêm. Thời tiết nóng ẩm, dễ đổ mồ hôi chính là môi trường dễ gây mụn nấm. Bên cạnh đó, nấm Malassezia tồn tại nhờ hấp thu lipids. Vì thế, da nhờn ẩm chính là môi trường sống lý tưởng cho nấm.

Loai nấm này được xem là nguyên nhân thứ phát của nhiều bệnh lý về da như; vảy nến, viêm da tiết bã, gàu, lang ben. Do vậy mà ở phần điều trị mọi người sẽ thấy có vài sản phẩm hỗ trợ trị gàu và lang ben có thể loại bỏ được nấm Malassezia.

Fungal acne rất nguy hiểm vì chúng có thể lây lan rất nhanh đến các vùng da khác. Mức độ lây lan còn đáng sợ hơn cả mụn ẩn vì mức độ nhân rộng của vi nấm rất mạnh mẽ, đặc biệt có thể lây từ người này sang người khác. Viêm nang lông gây ra vết thâm và sẹo sau khi khỏi hẳn và có nguy cơ tái phát rất cao. Do đó, bạn hãy kịp thời điều trị nếu không muốn khổ sở vì làn da viêm nang lông dài dài nhé.

Sự khác biệt của mụn nấm so với các loại mụn khác

Mụn nấm không hẳn là mụn. Fungal acne được liệt vào nhóm bệnh nhiễm trùng nang lông. Một số khác biệt của loại mụn này bao gồm triệu chứng viêm ngứa và vị trí nổi mụn. Mụn trứng cá thông thường sẽ xuất hiện lẻ tẻ nhiều nơi trên da mặt và được gây ra bởi vi khuẩn (bacteria). Những nốt mụn này cũng sẽ gây ngứa da. Tuy nhiên, mức độ ngứa sẽ không nhiều. Mặt khác, mụn nấm thường xuất hiện chi chít dưới dạng mụn mủ, mọc thành từng cụm, từng vùng và chủ yếu phát triển khu vực bã nhờn phát triển: trán, mũi, cánh mũi, cằm, hai mai tóc dọc xuống thái dương, da đầu, lưng, ngực… Đầu mụn có màu trắng nhìn dễ nhầm với mụn đầu trắng, mụn trứng cá. Mụn có ngứa hoặc không nhưng hầu hết là ngứa râm ran. Khi bôi các chế phẩm trị mụn, kháng khuẩn như benzoyl peroxidesalicylic acid (BHA) mà không thấy giảm thì rất có thể là viêm nang lông do nấm.

Việc nhận biết mụn nấm men thật sự không quá rõ ràng, vì bề ngoài chúng sẽ giống mụn ẩn, mụn đầu trắng bình thường. Chỉ có cách soi da dưới kính hiển vi mới có thể nhận biết rõ được loại mụn của mình. Triệu chứng nhẹ của mụn nấm men không gây nguy hiểm mà chỉ khiến bạn mất tự tin. Tuy nhiên, khi nấm lan rộng và ăn vào máu có thể đe dọa đến tính mạng của bạn.

Để chắc chắn mình có bị fungal acne hay không thì bạn nên tới bác sĩ da liễu để thực hiện xét nghiệm nấm. Bác sĩ sẽ lấy mẫu trên da của bạn đem đi soi xem có vi khuẩn nấm men hay không.

Nguyên nhân gây nên mụn nấm men

Như đã nêu trên, nguyên nhân chính gây ra viêm nang lông là do sự phát triển của vi nấm trên bề mặt da. Vi nấm phát triển mạnh mẽ trong điều kiện nóng, ẩm và những vùng da thường xuyên đổ mồ hôi. Do đó, bạn dễ bị viêm nang lông trong mùa hè, nắng nóng gay gắt. Ngoài ra, những người hay vận động, tập luyện thể thao “mướt mồ hôi” dễ bị viêm nang lông. Những người béo phì, bị bệnh tiểu đường hoặc rối loạn miễn dịch cũng rất dễ bị bệnh này.

Môi trường ẩm, nhiều dầu, bụi bẩn, mồ hôi là ngôi nhà ấm áp của bọn vi nấm, vì thế, nếu bạn thuộc những gạch đầu dòng sau thì bạn đã hiểu lý do vì sao fungal acne xuất hiện:

  • Mặc quần áo quá chật khiến da khó thở gây đổ mồ hôi.
  • Không thay quần áo và tắm sau khi tập luyện thể thao.
  • Da bị rối loạn tiết bã nhờn.
  • Dị ứng mỹ phẩm (có oil/ fatty acid).
  • Sử dụng các sản phẩm dầu nặng không nhũ hóa được (như dầu dừa, dầu olive nguyên chất).
  • Rối loạn lo âu, căng thẳng mệt mỏi do stress.
  • Do bạn vừa trải qua đợt điều trị bằng thuốc khác sinh hay các loại thuốc chống dị ứng.
  • Độ pH “đam mê” của nấm men pH 5,5 đến 7,5 cao hơn độ pH tự nhiên của da
  • Dùng thuốc tránh thai.

Cách xử lý fungal acne

Fungal acne gây ra bởi vi khuẩn nấm men nên cần được điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm:

1. Ketoconazole 2%

Đây là một thành phần kháng nấm thường có trong các loại dầu gội trị gầu bán ngoài hiệu thuốc (như là dầu gội Nizoral). Các bạn ra hiệu thuốc hỏi loại kem bôi trị nấm da Ketoconazole 2% là được. Cách dùng loại kem này là bạn sẽ bôi một lớp kem mỏng lên vùng da bị mụn và để khoảng 5 phút rồi rửa đi (giống như cách dùng mặt nạ ấy). Làm như vậy mỗi tối, trong tầm khoảng 1, 2 tuần sẽ thấy mụn giảm rõ rệt.

2. Zinc Pyrithione 1% hoặc Selenium Sulphide 2.5%

Đây cũng là 2 thành phần kháng nấm hiệu quả, nhưng mình thấy hơi khó tìm ở hiệu thuốc. Cách dùng thì giống như Ketoconazole.

3. Các sản phẩm có chứa Sulfur

Sulfur không chỉ hiệu quả trong việc điều trị các loại mụn viêm mà còn có tác dụng đối với việc trị và ngăn ngừa fungal acne nữa. Bạn có thể dùng các sản phẩm sữa rửa mặt có chứa Sulfur như Kate Somerville Eradikate Daily Foaming Cleanser hoặc các loại chấm mụn thành phần chính là Sulfur như Bye Bye Blemish.

4. Tinh dầu Oregano

Tình dầu Oregano (kinh giới) thật sự là cứu tinh của một người cơ địa dễ bị viêm, lên mụn như mình. Ở Việt Nam không phổ biến chứ Orgeano từ lâu đã nổi tiếng là thành phần tự nhiên chống vi khuẩn, viêm nhiễm, nấm mốc cực kì hiệu quả luôn. Mỗi khi có nốt mụn sưng, mình thường chấm 1 tẹo tinh dầu Oregano pha loãng vào nốt mụn và vùng xung quanh là đảm bảo mụn xẹp liền. Nhưng cần chú ý là Oregano có khả năng kháng khuẩn rất mạnh nên khi dùng nên pha loãng không là sẽ bị châm chích da.

Một số thành phần dưỡng da bạn cần tránh xa khi bị fungal acne:

– Các loại dầu dưỡng, acid béo (VD: Lauric, Palmitic, stearic, oleic, linoleic acid, etc)

– Các thành phần lên men (VD: Galactomyces)

Một số thành phần dưỡng da nên bổ sung khi bị fungal acne:

– Mật ong nguyên chất/keo ong

– Trà xanh

– Salicylic Acid (BHA)

Một lưu ý nữa là không nên xài các sản phẩm dưỡng da có độ dưỡng cao cũng như apply quá nhiều sản phẩm skincare lên mặt vì da ẩm ướt sẽ kích thích sự hoạt động của các vi khuẩn nấm men.

Một số điều cần chú ý khác

– Giữ cho da luôn mát mẻ vì nhiệt độ cao sẽ kích thích vi khuẩn nấm men phát triển. Chú ý không xông mặt hay tắm hơi khi bị fungal ance

– Những bạn tập gym hay vận động mạnh cần hết sức chú ý vì hoạt động thể chất sẽ khiến cơ thể bị nóng lên và tiết ra nhiều mồ hôi. Đây cũng chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn nấm men phát triển.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *